AFC Cup giải đấu bóng đá quen thuộc được tổ chức hàng năm. Tuy vậy không hẳn ai cũng biết giải AFC Cup là gì và lý do các đội bóng lại không quá mặn mà với giải đấu. Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng Danhgianhacai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Các giải đấu bóng đá trên thế giới được nhiều người biết tới và theo dõi nhất
- Copa America là giải gì? Đội bóng nào vô địch Copa America nhiều nhất?
Nội dung
AFC Cup là gì?
AFC Cup là giải bóng đá cấp độ CLB được liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) thành lập vào năm 2004 và tổ hàng năm giành cho các nền bóng đá trung bình dưới ở Châu Á khi vô địch bóng đá và đoạt cup quốc gia nhưng không có vé dự trực tiếp AFC Champions League ( dựa trên BXH của AFC). Nếu đối chiếu sang các cup Châu Âu, cúp AFC có thể coi là tương đương với Europa League.
Logo của AFC Cup
CLB Al-Kuwait và Al-Quwa Al-Jawiya hiện đang là 2 CLB thành công nhất giải đấu khi mỗi đội đã có 4 lần vô địch. Giải đấu này chứng kiến sự thống trị của các CLB đến từ Tây Á, cho đến hiện tại chỉ có CLB Johor Darul Ta’zim của Malaysia, Nasaf Qarshi của Uzbekistan là những nhà vô địch ngoài Tây Á.
Điều kiện tham gia giải đấu AFC Cup
Đầu tiên, AFC dựa theo thành tích của các CLB và đội tuyển quốc gia để xếp hạng thứ bậc của các liên đoàn thành viên cùa AFC. Và các giải đấu cấp CLB của AFC như AFC Champions League và AFC Cup đều lựa chọn các CLB vô địch giải quốc gia hay Cup quốc gia của các liên đoàn thành viên dựa theo BXH AFC này. Điều đó có nghĩa là tất cả các liên đoàn không có vé trực tiếp tham dự AFC Champions League đều đủ điều kiện tham dự AFC cup.
Thể thức thi đấu AFC Cup
Nhà báo của FoxSport Asia cho rằng AFC Cup là giải đấu phức tạp nhất thể giới với thể thức giải đấu lằng nhằng, không đồng nhất và thiếu sự công bằng giữa các nền bóng đá trong Châu lục.
Vòng loại
Kể từ năm 2017, AFC đã giới thiệu thể thức mới để nhằm giúp các nền bóng đá kém phát triển hơn có thể tiết kiệm chi phí đi lại giữa các quốc gia .
Giải đấu có tổng cộng 36 đội, được chia thành 9 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Các suất tham dự được phân bổ theo các nhóm khu vực như sau:
- 12 đội Tây Á được chia thành 3 bảng: A,B,C
- 4 đội Trung Á được xếp vào bảng D
- 4 đội Nam Á được xếp vào bảng E
- 12 đội Đông Nam Á được xếp vào 3 bảng: F,G,H
- 4 đội Đông Á được xếp vào bảng I
Tất các CLB đều được xếp theo các nhóm khu vực trên được gọi là Inter-zone, tất cả các đội vô địch nhóm sẽ tham dự một trận chung kết tổng để lựa ra đại diện đối đầu với đại diện của Tây Á.
Tại vòng bảng Inter-zone, Tây Á và Đông Nam Á sẽ chọn ra 3 đội nhất bảng và 1 một đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ bốc thăm đấu loại trực tiếp. Đội vô địch trong vòng đấu loại sẽ giành quyền tham gia vòng tiếp theo.
Ở các bảng B,D,I sẽ chọn ra đội nhất bảng để cùng với đại diện Đông Nam Á bốc thăm đá cặp với nhau. Đội dành chiến thắng ở vòng đấu loại trực tiếp này sẽ tham gia chung kết tổng (Inter-zone final) đối đầu với đại diện Tây Á.
Chung kết
Đội vô địch chung kết liên khu vực sẽ phải đối đầu đội vô địch khu vực Tây Á trong một trận chung kết tổng. Lượt đấu cuối cùng của AFC Cup sẽ chỉ diễn ra duy nhất một trận tại tại sân của 1 trong 2 đội, theo luật là:
- Năm lẻ sẽ diễn ra trên sân của đội vô địch Liên khu vực
- Năm chẵn sẽ diễn ra trên sân của đội vô địch Tây Á
Chiếc cúp chính thức của AFC Cup
Khi nhìn vào thể thức trên, có thể nói đây là giải đấu khá là phức tạp nhưng lại không thể đảm bảo sự công bằng cho các nền bóng đá trong Châu Á khi đội Tây Á chỉ thi đấu có 7 trận và các nền bóng đá khác phải thi đấu 14 trận (tính cả lượt đi, lượt về ở vòng bán kết và chung kết khu vực) để đến trận chung kết tổng. Trong khi đó, đại diện của Đông Nam Á sẽ phải thi đấu đến 15 trận để chơi trận cuối cùng ở AFC Cup.
Các đội bóng từng vô địch AFC Cup
Xuyên suốt lịch sử giải đấu, các đội Tây Á là có số lần vô địch nhiều nhất với tổng 14 lần vô địch, trong khi đó Trung Á với Đông Nam Á mỗi khu vực được 1 lần.
- Al-Kuwait (Kuwait) 3 lần vô địch: 2009, 2012, 2013
- Al-Quwa Al-Jawiya (Iraq) 3 lần vô địch: 2016, 2017, 2018
- Al-Faisaly (Jordan) 2 lần vô địch: 2005, 2006
- Al-Qadsia (Kuwait): 2014
- Al-Muharraq (Bahrain): 2008
- Al-Jaish (Syria): 2004
- Shabab Al-Ordon (Jordan): 2007
- Al-Ittihad (Syria): 2010
- Nasaf Qarshi (Uzbekistan): 2011
- Johor Darul Ta’zim (Malaysia): 2015
- Al-Ahed (Lebanon): 2019
Lý do các đội bóng Việt Nam không mặn mà với AFC Cup
Những năm qua các CLB đại diện của Việt Nam tham gia giải Châu Á không đạt nhiều thành tích đáng kể. Ngoài việc giải AFC Champions League vẫn còn hơi quá tầm với các đội bóng Việt Nam, thì giải “hạng 2” của Châu Á – AFC Cup lại không được các CLB Việt Nam mặn mà bởi vì nhiều lý do khác nhau.
Tiền thưởng giải đấu thấp
Đầu tiên là vấn đề tiền thưởng, khi mức thưởng của AFC là khá bèo bọt. AFC không thưởng cho các trận đầu thuộc vòng loại ( trong khi tổng số trận ở vòng loại là 6 trận ) trong khi chỉ cấp 40.000 USD để cho các đội di chuyển. Rõ ràng, với mức thưởng như vậy không tạo được động lực cho các đội có ngân sách thấp . Đó là chưa kể các chi phí về khách sạn lưu trú, cơ sở tập luyện, sinh hoạt … khiến việc thi đấu sân khách trở thành cơn ác mộng của các đội.
Hà Nội FC đã từng chơi đến trận chung kết liên khu vực AFC Cup 2019
Có nhiều vấn đề tiêu cực bóng đá
Do mức thưởng thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực của các đội bóng tham dự. Điển hình là CLB Vissai Ninh Bình đã có 11 cầu thủ bán độ trong trận đấu tại AFC Cup.
Phân biệt đối xử với các đội thuộc ASEAN
Các đội thuộc AFF (liên đoàn bóng đá Đông Nam Á) bị AFC đối xử “bất công”. Với việc xếp theo khu vực, sẽ khiến lịch thi đấu của các CLB ASEAN trở nên dày đặc. Để tiến vào trận chung kết tổng của AFC Cup sẽ phải tham gia ít nhất … 6 trận tại vòng đấu loại trực tiếp, trong khi các nền bóng đá khác sẽ chỉ phải đá 4 trận tương ứng. Rõ ràng, cách giải đấu vận hành như thế này tạo điều kiện rất lớn để các đội Tây Á vô địch và khiến cơ hội vô địch của các đội Đông Nam Á bị thu hẹp lại.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ AFC Cup là gì. Để có thêm nhiều hơn những thông tin thú vị về bóng đá, các bạn độc giả đừng bỏ qua những bài viết trên chuyên mục Blog bóng đá, xem thêm.