Copa America là một giải đấu lâu đời nhất thế giới gắn liền với sự phát triển của bóng đá Nam Mỹ. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết Copa America là gì? Có bao nhiêu nước tham gia giải đấu này? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng DanhGiaNhaCai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Các giải bóng đá lớn trên thế giới, nơi hội tụ những đội bóng mạnh nhất
- Euro mấy năm một lần? Giải đấu cấp đội tuyển quốc gia hấp dẫn ngang ngửa World Cup
- AFC Cup là gì? Vì sao AFC Cup không được các đội bóng lớn quan tâm?
Nội dung
Copa America là giải gì? Copa America mấy năm tổ chức 1 lần?
CONMEBOL Copa América (CONMEBOL America Cup), hay còn được gọi là Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ, là cuộc tranh tài giữa các đội tuyển quốc gia từ CONMEBOL. Đây là giải đấu bóng đá quốc tế lâu đời nhất thế giới để quyết định ra nhà vô địch của Nam Mỹ. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, các đội từ Bắc Mỹ và Châu Á cũng đã được mời tham gia giải đấu.
Kể từ năm 1993, giải đấu thường có 12 đội – tất cả 10 đội CONMEBOL và hai đội bổ sung từ các liên đoàn khác. Mexico tham dự mọi giải đấu từ năm 1993 đến năm 2016, với một đội bổ sung được mời từ CONCACAF, ngoại trừ năm 1999, khi đội đến từ AFC – Nhật Bản được điền vào danh sách 12 đội, và năm 2019, có 2 đội từ AFC là Nhật Bản và Qatar. Phiên bản năm 2016 của giải đấu, Copa América Centenario, có 16 đội, với sáu đội từ CONCACAF ngoài 10 đội từ CONMEBOL. Mexico đã từng 2 lần về nhì tại giải đấu, đây cũng là kết quả cao nhất mà 1 đội tuyển ngoài CONMEBOL đạt được.
Brazil đang là đương kim vô địch của Copa America
Trong quá khứ, do những giai đoạn lịch sử khác nhau mà giải đấu được tổ chức 2 năm 1 lần, rồi 3 năm 1 lần rồi 4 năm 1 lần. Trong giai đoạn cải tổ lại giải đấu vào năm 1975, CONMEBOL quyết định tổ chức 4 năm 1 lần, tuy nhiên lại thay đổi 2 năm một lần vào giai đoạn 1987 – 2001 xong lại đổi sang 3 năm 1 lần từ 2001 đến 2007. Giải được tổ chức 4 năm 1 lần cho đến 2 lần liên tiếp Copa America được tổ chức vào năm 2015 và năm 2016, CONMEBOL quyết định bắt đầu lại chu kỳ… 4 năm một lần tính từ 2016 (mặc dù đã tổ chức Copa America 2019) để có thể để cạnh tranh với UEFA Euro và giúp các cầu thủ Nam Mỹ đang thi đấu tại Châu Âu thuận tiện hơn khi tập trung đội tuyển quốc gia tham dự giải đấu.
Lịch sử hình thành giải đấu Copa America
Copa America đã có một lịch sử lâu dài từ trước khi xuất hiện các giải đấu như Euro hay World Cup. Trải qua nhiều thăng trầm, cho đến nay Copa America đã được coi là giải đấu bóng đá quốc tế lớn 3 trên thế giới về số lượt người xem trên truyền hình.
Những năm đầu tiên
Vào năm 1859, đội bóng đá đầu tiên ở Nam Mỹ, Cricket Lima được thành lập và vào năm 1893 liên đoàn bóng đá đầu tiên ở Nam Mỹ được thành lập ở Argentina. Từ giữa thế kỷ 19, bóng đá ngày càng trở nên phổ biến ở Nam Mỹ cùng với đó là nhu cầu ngày càng cao được thi đấu, cọ xát, tranh tài ở những trận đấu đa quốc gia. Giải đấu đa quốc gia như vậy lần đầu tiên được tổ chức ở Argentina vào năm 1910, tương tự là giải đấu năm 1916 gồm có Chile, Uruguay và Brazil và chủ nhà Argentina để kỷ niệm 100 năm Argentina giành độc lập.
Ông Héctor Rivadavia là người đưa ra ý tưởng về Copa America
Nhìn thấy sự thành công của giải đấu, ông Héctor Rivadavia – một thành viên của LĐBD Uruguay đã đề nghị thành lập LĐBĐ CONMEBOL – một liên mình của các LĐBD Argentina, Brazil, Chile và Uruguay. Năm 1917, giải đấu được coi là tiền thân của Copa America được tổ chức ở Uruguay diễn ra vô cùng thành công khiến CONMEBOL vui sướng. Sau giải đấu đó, Uruguay đã trở thành nhà vô địch đầu tiên của một giải đấu cấp độ lục địa tại Nam Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
Giai đoạn đầu của Copa America, Uruguay liên tiếp thống trị giải đấu khi vô địch vào các năm 1916, 1917, 1920, 1923, 1924, 1926.
Thời kỳ thù địch bị gián đoạn
Sự thù địch về mặt chính trị dẫn đến mâu thuận giữa 2 liên đoàn bóng đá Argentina và Uruguay đã khiến giải đấu bị gián đoạn. Mãi đến năm 1935, giải đấu mới được CONMEBOL tổ chức lại khi chủ nhà Peru lần đầu tiên đăng quang tại Copa America.
Trong thập niên 1940s, Argentina thống trị Copa America với 4 lần vô địch vào các năm 1941, 1945, 1946, 1947.
Sau năm 1945, giải đấu bước vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng khi các giải đấu được tổ chức mà không được hỗ trợ hay sự công nhận của CONMEBOL. Chính điều này đã khiến các liên đoàn trở nên thờ ơ với giải đấu. Vào năm 1959, Brazil thậm chí đã gấy sốc khi triệu tập một “đội tuyển” của bang Pernambuco vào ĐTQG để dự giải.
Sau 8 năm không được tổ chức vì nhiều lý do, vào năm 1975 CONMEBOL chính thức cải tổ lại giải đấu, đổi tên là Copa America – cái tên “thương hiệu” của giải đấu cho đến bây giờ.
Giai đoạn thay đổi Copa America trở lại
Từ năm 1986, CONMEBOL quyết định luân phiên các liên đoàn thành viên sẽ là chủ nhà của giải đấu theo bảng chữ cái Alphabet. Ngoài ra, CONMEBOL cũng liên tục thay đổi các chu kỳ tổ chức các giải đấu từ 2 năm một lần cho đến 4 năm một lần từ năm 1987 cho đến nay. Thể thức của giải đấu cũng được thay đổi khi 9 đội chia thành 3 bảng và đội đương kim vô địch sẽ được đặc cách vào bán kết. Sự thay đổi đã cho thấy những dấu hiệu tích cực khi giải đấu đã được sự chú ý của giới mộ điệu.
Trong giai đoạn này giai đoạn này, giải đấu có sự tham gia của nhiều siêu sao bóng đá Nam Mỹ như Diego Maradona, Gabriel Batistuta, Ronaldo, Pele, Messi, Ronaldinho…càng khiến giải đấu trở nên hấp dẫn khi giải đấu được truyền hình trực tiếp đến Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á.
Gabriel Batistuta nâng cao chiếc cúp Copa America vào năm 1991
Năm 2016, để kỷ niệm 100 năm thành lập của Copa America, CONMEBOL quyết định tổ chức giải Copa America đặc biệt nhất lịch sử khi mời toàn bộ các liên đoàn bóng đá ở lục địa Châu Mỹ tham gia giải đấu. Đây có thể coi là giải đấu toàn Châu Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử với tên gọi Copa America Centenario. Giải đấu này chứng kiến Chile làm nên lịch sử đánh bại đội tuyển Argentina của huyền thoại Lionel Messi trong loạt đấu súng.
Copa America 2019 là giải đấu cuối cùng thi đấu với chu kỳ 3 năm một lần, từ giải đấu này CONMEBOL đã quyết định tổ chức giải đấu với chu kỳ 4 năm một lần theo năm chẵn trùng với giải đấu Euro vào năm 2020.
Những đội bóng tham gia giải đấu bóng đá Copa America
Giải đấu có sự tham gia của 10 thành viên chính thức của CONMEBOL là: Uruguay, Argentina, Brazil, Paraguay, Chile, Peru, Colombia, Bolivia, Ecuador, Venezuela.
Từ năm 1993, CONMEBOL đã mời rất nhiều quốc gia ngoài Nam Mỹ để tạo nên một giải đấu có 12 đội. Những đội khách mời đã từng dự giải đấu bao gồm: Australia, Costa Rica, Haiti, Honduras, Jamaica, Nhật Bản, Mexico, Panama, Qatar và Hoa Kỳ.
Hiện tại, giải đấu được tổ chức tại nước chủ nhà duy nhất với sự tham gia của 10 đội bóng Nam Mỹ và 2 đôi khách mời. Giải đấu được chia làm 2 giai đoạn: vòng bảng và vòng Play – Off.
Tại giai đoạn vòng bảng, mỗi bảng sẽ 4 đội được chia thành 3 bảng đấu. Các đội sẽ được chia làm các nhóm hạt giống, các nhóm sẽ bốc thăm chia bảng. Các nhóm hạt giống sẽ được sắp xếp dựa trên bảng xếp hạng FIFA. Mỗi đội sẽ được thi đấu 3 trận tại vòng bảng với cách tính điểm như sau:
- 3 điểm cho 1 trận thắng
- 1 điểm cho 1 trận hòa
- 0 điểm cho 1 trận thua
3 đội đầu bảng, 3 đội nhì bảng, và 2 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ tiến vào vòng tứ kết. Thứ hạng của mỗi đội được quyết định như sau:
- Điểm số cao nhất
- Hiệu số bàn thắng thua
- Tổng số bàn thắng
Nếu như 3 tiêu chí trên bằng nhau, thì việc phân loại sẽ dựa trên hệ số đối đầu trực tiếp của 2 đội, trong trường hợp không phân định được, CONMEBOL sẽ tiến hành bốc thăm.
Tại vòng Play-off, mỗi đội sẽ chỉ thi đấu 1 trận duy nhất, loạt đấu súng luân lưu sẽ được tiến hành nếu 2 đội hòa nhau trong 90 phút thi đấu chính thức và 30 phút hiệp phụ.
Những kỷ lục trong giải đấu bóng đá Copa America
- Đội bóng vô địch nhiều nhất: Uruguay: 15 lần
- Đội bóng á quân nhiều nhất: Argentina: 28 lần
- Đội có số trận thắng nhiều nhất: Argentina với 120 trận
- Đội có số trận thua nhiều nhất: Chile với 83 trận
- Đội có số trận hòa nhiều nhất: Paraguay với 39 trận
- Đội ghi nhiều bàn thắng nhất: Argentina: 455 bàn
- Đội bị thủng lưới nhiều nhất: Ecuador: 311 bàn
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Norberto Méndez và Zizinho với 17 bàn thắng
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 giải đấu: Jair da Rosa, Maschio and Ambrois với 9 bàn
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 trận đấu: Scarone, Marvezzi & Evaristo với 5 bàn thắng
- Cầu thủ có số trận thi đấu nhièu nhất: Sergio Livingstone và Zizinho với 34 trận
- Cầu thủ có số lần vô địch nhiều nhất: Ángel Romano cùng đội tuyển Uruguay vô địch 5 lần
Copa America và những điều có thể bạn chưa biết
Copa America là giải đấu lớn nhất Nam Mỹ, là nơi so tài của những siêu sao bóng đá hàng đầu thế giới. Xung quanh giải đấu này có rất nhiều thông tin thú vị mà người hâm mộ không phải ai cũng biết
Đội bóng đã từng đoạt nhiều chức vô địch copa america nhất?
- Đội bóng vô địch nhiều nhất: Uruguay: 15 lần
Những cầu thủ xuất sắc nhất giải Copa America là ai?
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Norberto Méndez và Zizinho với 17 bàn thắng
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 trận đấu: Scarone, Marvezzi & Evaristo với 5 bàn thắng
Norberto Méndez (trong ảnh) cùng với Zizinho đang là những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại Copa America
Copa America tiếp theo được tổ chức vào năm nào và ở đâu?
Do đại dịch Covid 19, giải đấu Copa America 2020 chính thức hoãn sang năm 2021.Giải đấu sẽ được tổ chức đồng thời tại 2 quốc gia là Argentina và Colombia, lần đầu tiên được tổ chức tại 2 quốc gia kể từ năm 1983.
Logo chính thức của Copa America 2020
Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn độc giả những thông tin hữu ích về giải đấu lâu đời nhất thể giới này giúp bạn hiểu rõ hơn Copa America là gì. Để có thêm nhiều thông tin thú vị về bóng đá, các bạn hãy click tại đây theo dõi những bài viết trên chuyên mục Blog bóng đá của chúng tôi, đừng bỏ lỡ!