Trong số những kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á đã diễn ra, SEA Games 2011 đã để lại được nhiều ấn tượng khó quên. Hãy cùng Danhgianhacai điểm lại thông tin và bảng tổng sắp huy chương Seagame 26!
- Seagame là gì? Tổng quan về Đại hội thể thao Đông Nam Á
- Bảng xếp hạng huy chương Seagame 25 – Nhật ký Seagame 2009
- Bảng tổng sắp huy chương Seagame 27 – Toàn cảnh kỳ Seagame 2013
Nội dung
- 1 Bảng tổng sắp huy chương Seagame 26
- 2 Tổng quan Sea games 2011 – Kỳ thứ 26
- 3 Ấn tượng của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 26
- 3.1 Chiến tích vàng trong môn thể dục dụng cụ
- 3.2 Điền kinh – “mỏ vàng” của Thể thao Việt Nam
- 3.3 Môn Vật Việt Nam gặp nhiều thử thách
- 3.4 Kình ngư Hoàng Quý Phước làm nên lịch sử
- 3.5 Đấu kiếm lập đại công
- 3.6 Bắn súng mang về 7 HCV
- 3.7 Karate vượt khó hoàn thành nhiệm vụ
- 3.8 Pencak Silat xuất sắc đạt chỉ tiêu, chói sáng ngay tại Indonesia
- 3.9 Chiến tích tuyệt vời như rowing
- 3.10 Futsal nam, nữ xuất sắc vào chung kết
- 3.11 Cử tạ mang lại nhiều bất ngờ
- 3.12 Nỗi thất vọng mang tên U23 Quốc gia tại SEA Games 26
Bảng tổng sắp huy chương Seagame 26
Tại kỳ SEA Games 26 diễn ra vào năm 2011, đã có tổng cộng 1807 huy chương, trong đó có 554 huy chương vàng, 549 huy chương bạc và 704 huy chương đồng được trao cho các vận động viên. Theo bảng xếp hạng huy chương sea game 26, thành tích của nước chủ nhà Indonesia trong kỳ Đại hội này là tốt nhất trong lịch sử tham dự SEA Games của họ.
Đoàn thể thao Đông Timor cũng đã giành được huy chương vàng đầu tiên của họ trong lịch sử tham dự, đó là môn võ Shorinji Kempo. Còn Brunei là đoàn thể thao duy nhất không giành được huy chương nào trong kỳ đại hội này.
Trong kỳ SEA Games lần này cũng đã có một thay đổi về huy chương. Do vận động viên chạy tiếp sức Muhamad Yunus Lasaleh của Malaysia bị xét nghiệm dương tính với doping nên huy chương vàng nội dung chạy tiếp sức 4x400m nam của Malaysia đã bị tước và trao cho đoàn Philippines.
Bảng Tổng sắp huy chương các quốc gia tại SEA Games 26
(Bảng xếp hạng seagames 26 được tính tới 18 giờ 32 giờ địa phương (GMT+7) ngày 22 tháng 11 năm 2011)
STT |
Quốc gia |
VÀNG |
BẠC |
ĐỒNG |
Tổng số Huy chương |
1 |
Indonesia (INA) (Nước chủ nhà) |
182 |
151 |
143 |
476 |
2 |
Thái Lan (THA) |
109 |
101 |
119 |
329 |
3 |
Việt Nam (VIE) |
96 |
92 |
100 |
288 |
4 |
Malaysia (MAS) |
58 |
50 |
81 |
189 |
5 |
Singapore (SIN) |
42 |
45 |
74 |
161 |
6 |
Philippines (PHI) |
37 |
55 |
77 |
169 |
7 |
Myanmar (MYA) |
16 |
27 |
37 |
80 |
8 |
Lào (LAO) |
9 |
12 |
36 |
57 |
9 |
Campuchia (CAM) |
4 |
11 |
24 |
39 |
10 |
Đông Timor (TLS) |
1 |
1 |
6 |
8 |
11 |
Brunei (BRU) |
0 |
4 |
7 |
11 |
TỔNG CỘNG |
554 |
549 |
704 |
1807 |
Tổng quan Sea games 2011 – Kỳ thứ 26
Kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á 2011 (Seagame 26)
Quốc gia đăng cai |
Indonesia |
Sân vận động |
Sân vận động Gelora Sriwijaya, Palembang |
Lễ khai mạc |
11 tháng 11 năm 2011 |
Lễ bế mạc |
22 tháng 11 năm 2011 |
Quốc gia tham dự |
11 |
Vận động viên |
> 6000 |
Môn thi đấu |
44 môn thể thao, 545 nội dung |
Tuyên bố khai mạc |
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono |
Vận động viên tuyên thệ |
Dedeh Erawati |
Người châm đuốc |
Susi Susanti |
Toàn cảnh Lễ khai mạc SEA Games 26 tại Indonesia
Seagame 26 tổ chức ở đâu?
SEA Game 26 được tổ chức tại Indonesia, tại hai thành phố là thủ đô Jakarta và Palembang. Đây là lần thứ 4 Indonesia đăng cai một kỳ Đại hội, và là lần đầu tiên kể từ sau năm 1997. Hai lần quốc gia này đăng cai SEA Games trước đây là vào năm 1979 và 1987. Trong cả 3 lần trước đây, thủ đô Jakarta đều là nơi tổ chức, còn lần này thành phố Palembang mới là nơi tổ chức chính (Jakarta chỉ là đồng tổ chức). Palembang đã trở thành thành phố thứ 3 không phải thủ đô tổ chức một kỳ SEA Games, còn lại đều là thành phố của Thái Lan (Chiang Mai năm 1995 và Nakhon Ratchasima năm 2007).
Có khoảng 5965 vận động viên tới từ 11 quốc gia đã tham dự 545 nội dung của 44 môn thi đấu. Đây là kỳ SEA Games có số lượng vận động viên, nội dung và môn thi đấu lớn nhất trong lịch sử (tính từ trước đến thời điểm năm 2011 này). Seagames 26 được tổ chức từ ngày 11 đến 22/11/2011, tuy nhiên có một số nội dung thi đã khởi tranh từ ngày 3/11/2011.
SEA Games 26 được diễn ra ở Indonesia vào năm 2011
Linh vật Seagame 26
Linh vật của SEA Games 26 (sea games 2011) là một cặp rồng Komodo có tên là Modo và Modi. Modo là rồng Komodo đực mặc trang phục truyền thống của Indonesia màu xanh và váy quần bằng vải Batik. Còn Modi là rồng Komodo cái mặc áo truyền thống Kebaya của người Indonesia với khăn quàng vai và quần bằng vải Batik. Hai linh vật này lấy cảm hứng từ rồng Komodo, một loài động vật bản địa đặc trưng của Indonesia sống ở đảo Komodo, Rinca và Padar ở Đông Nusa Tenggara.
Cái tên “Modo” là tên gọi tắt của Komodo, còn “Modo – Modi” là cách đọc chệch đi của từ “Muda – Mudi” (trong tiếng Indonesia có nghĩa là tuổi trẻ), bắt nguồn từ hai từ là “pemuda” (nam thanh niên) và “pemudi” (nữ thanh niên).
Trước đó, Chính phủ Palembang đã chọn voi Sumatra làm linh vật thông qua một cuộc thi mở. Tuy nhiên, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono và Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia đã đề xuất sử dụng rajawali làm linh vật (một loài diều hâu ở Indonesia). Sau đó, cả voi Sumatra và diều hâu rajawali đều bị loại bỏ để nhường chỗ cho rồng Komodo. Việc lựa chọn rồng Komodo làm linh vật của Đại hội thể thao Đông Nam Á 2011 là nhằm mục đích quảng bá Vườn quốc gia Komodo, với tư cách là ứng cử viên của New7Wonders of Nature (cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời nhất).
Modo và Modi là linh vật của SEA Games 26
Biểu tượng Seagame 26
Biểu tượng chính thức của SEA Games 2011 là chim thần Garuda, cũng là một biểu tượng quốc gia của Indonesia. Ý nghĩa của biểu tượng này là “bay cùng Garuda trên thiên nhiên tươi đẹp của Indonesia”. Bề ngoài của Garuda tượng trưng cho sức mạnh, còn đôi cánh tượng trưng cho vinh quang và sự huy hoàng. Đường cong uốn lượn màu xanh lá cây ở phía trên tượng trưng cho các hòn đảo, rừng và địa hình đồi núi của quần đảo Indonesia, còn 2 đường cong màu xanh lam là hình ảnh thu nhỏ của đại dương Nusantara rộng lớn, thể hiện sự thống nhất của những nét khác biệt. Đất và nước (Tanah Air trong tiếng Indonesia) có nghĩa là quê hương. Những nét màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm, nhiệt huyết và niềm đam mê cháy bỏng cống hiến những gì tốt nhất cho đất nước.
Logo Seagame 26 được giới thiệu trong Hội nghị Bộ trưởng Trù bị cho SEA Games ở Jakart vào ngày 3 tháng 12 năm 2010, và ra mắt công chúng trong lễ kỷ niệm 300 ngày trước lễ khai mạc, vào ngày 15 tháng 1 năm 2011 tại Teater Tanah Airku, một địa điểm tổ chức sự kiện tại Bảo tàng Taman Mini Indonesia Indah.
Biểu tượng của Segame 26 là chim thần Garuda
Bài hát chính thức của Sea Games 26
Trong kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần này, Indonesia sử dụng nhiều bài hát được sáng tác riêng. Bài hát đầu tiên là “Ayo Indonesia Bisa” (Tiến lên, Indonesia, các bạn có thể) do Yovie Widianto sáng tác và Ello cùng Sherina Munaf thể hiện. Bài hát thứ hai là “Kita Bisa” (Chúng ta có thể) do Yovie Widianto sáng tác và Dudi Nuno, Dikta Nuno, Ello, Judika, Terry, Astrid và Lala Karmela thể hiện (họ được gọi là Yovie và Những người bạn). Tại lễ bế mạc, bài hát “Kita Bisa” đã được sử dụng sau khi ngọn đuốc tắt.
Bài hát chính thức của Lễ khai mạc là “Together We Will Shine” do Addie MS và Jozef Cleber sáng tác và do Agnes Monica từ Indonesia, Jaclyn Victor từ Malaysia, và KC Concepcion từ Philippines thể hiện.
Bài hát chính thức mang tên “Kita Bisa” của SEA Games 26
Các môn thi đấu tại Seagame 2011
SEA Games 2011 có 545 nội dung thi đấu trong 44 môn thi đấu, trong đó có 2 môn thể thao mới được giới thiệu. Trong cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn SEA Games tại Khách sạn Mulia, Jakarta, vào tháng 5 năm 2010, Ủy ban Quy chế và Thể thao SEAGF đã đề xuất áp dụng 3 loại môn thể thao.
Cuộc họp cũng quyết định tăng số lượng các môn thể thao thi đấu. Indonesia đề xuất tổ chức dù lượn, leo tường, trượt patin, môn đánh bài bridge, futsal và quần vợt mềm. Các quốc gia Đông Nam Á khác đề xuất các môn võ Arnis, Muay Thái, khúc côn cầu, bóng lưới, bi sắt, bóng quần, 3 môn phối hợp, bóng bầu dục và cricket. Lần cuối cùng môn khúc côn cầu và bóng quần được thi đấu là tại kỳ SEA Games năm 1997 ở Jakarta.
Các môn thi đấu tại SEA Games 26 gồm có 20 bộ môn sau:
STT |
Môn thi |
STT |
Môn thi |
1 |
Bắn cung |
21 |
Cử tạ |
2 |
Điền kinh |
22 |
Trượt patin |
3 |
Cầu lông |
23 |
Chèo thuyền |
4 |
Bóng chày |
24 |
Thuyền buồm |
5 |
Bóng rổ |
25 |
Cầu mây |
6 |
Bi-a |
26 |
Bắn súng |
7 |
Bowling |
27 |
Bóng mềm |
8 |
Quyền anh |
28 |
Cricket |
9 |
Canoe/Kayak |
29 |
Tarung Derajut |
10 |
Cờ vua |
30 |
Bóng quần |
11 |
Đua xe đạp |
31 |
Bóng bàn |
12 |
Khiêu vũ thể thao |
32 |
Taekwondo |
13 |
Đua ngựa |
33 |
Quần vợt |
14 |
Cưỡi ngựa vượt rào |
34 |
Đua thuyền truyền thống |
15 |
Bóng đá |
35 |
Bóng chuyền |
16 |
Golf |
36 |
Leo tường |
17 |
Khúc côn cầu |
37 |
Cử tạ |
18 |
Judo |
38 |
Đấu vật |
19 |
Karate |
39 |
Vovinam |
20 |
Kempo |
40 |
Wushu |
Ấn tượng của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 26
Với mục tiêu ban đầu là 70 huy chương vàng và lọt vào top 3, đoàn thể thao Việt Nam đã thi đấu hết sức mình và giành được kết quả ấn tượng, hoàn thành mục tiêu vào top 3 và vượt chỉ tiêu gần 30 huy chương vàng.
Tổng cộng, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 288 huy chương các loại, trong đó có 96 huy chương vàng, 92 huy chương bạc và 100 huy chương đồng. Màn thể hiện của các vận động viên của chúng ta cũng để lại nhiều ấn tượng đáng nhớ.
Những hình ảnh về ấn tượng của Đoàn thể thao Việt Nam ở kỳ SEA Games 2016
Chiến tích vàng trong môn thể dục dụng cụ
Trong kỳ Seagames 26, thể dục dụng cụ đã lên ngôi và trở thành “mỏ vàng” của thể thao Việt Nam. Trong 13 nội dung tranh tài của môn thể thao này, các vận động viên thể dục dụng cụ của chúng ta đã xuất sắc mang về tới 11 huy chương vàng. Việt Nam đã dẫn đầu Đông Nam Á về thể dục dụng cụ trong kỳ SEA Games này, và đây cũng là môn thể thao mang về nhiều huy chương vàng cho chúng ta trong kỳ Đại hội này. Trong số 11 huy chương vàng đó, có đến 9 huy chương vàng giành được trong “ngày vàng” 15/11.
Điều khiến thể dục dụng cụ Việt Nam bất ngờ và xúc động nhất chính là nỗ lực của vận động viên Đỗ Thị Ngân Thương. Do vắng bóng đã gần 2 năm nên không có nhiều thời gian để lấy lại phong độ, cộng thêm việc bị chấn thương lật cổ chân nên cô chỉ dám đặt mục tiêu là có được huy chương trong kỳ Seagame 26. Tuy nhiên, bằng ý chí và bản lĩnh phi thường, Ngân Thương đã làm được điều ít ai ngờ. Bằng màn trình diễn ấn tượng ở môn xà lệch (12,9 điểm) và cầu thăng bằng (12.300 điểm), cô đã xuất sắc mang về cho đoàn thể thao Việt Nam 2 tấm huy chương vàng. Vận động viên Phan Thị Hà Thanh cũng xuất sắc đóng góp 3 trong số 11 tấm huy chương vàng của thể dục dụng cụ Việt Nam.
Phan Thị Hà Thanh đã thi đấu xuất sắc
Điền kinh – “mỏ vàng” của Thể thao Việt Nam
Các vận động viên điền kinh của Việt Nam đã thi đấu vô cùng xuất sắc, biến đây trở thành “mỏ vàng” của chúng ta. Tổng cộng, bộ môn này của chúng ta đã giành được 9 huy chương vàng, 9 huy chương bạc và 4 huy chương đồng trong SEA Games 26.
Ngay từ tấm huy chương vàng đầu tiên của môn điền kinh đã là cả một sự bất ngờ và gây sửng sốt lớn. Vào sáng ngày 13/11, vận động viên Nguyễn Thị Thanh Phúc trong nội dung đi bộ 20km đã mang về không chỉ tấm huy chương vàng đầu tiên cho điền kinh Việt Nam trong kỳ Đại hội lần này, mà đó còn chính là tấm huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử của nội dung này. Trong tất cả những kỳ SEA Games trước đó, chúng ta chưa từng giành được huy chương vàng ở nội dung này.
Vận động viên Vũ Văn Huyện đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng 10 môn phối hợp với thành tích 7.223 điểm, bỏ quá xa các đối thủ cạnh tranh. Niềm vui còn nhân đôi khi người về nhì cũng chính là một vận động viên của chúng ta, đó là Nguyễn Văn Huệ với thành tích 6.830 điểm.
Ở nội dung chạy 1.500m, vận động viên Trương Thanh Hằng đã xuất sắc giành huy chương vàng với thành tích là 4 phút 15 giây 77. Trong nội dung 800m, cô cũng xuất sắc tiếp tục bảo vệ thành công tấm huy chương vàng với thành tích là 2 phút 2 giây 67.
Vận động viên nhảy cao Dương Thị Việt Anh cũng đã thể hiện phong độ quá xuất sắc khi đoạt huy chương vàng với mức xà 1m90. Điều này khiến người hâm mộ Việt Nam vui mừng khi cô đã thực sự khỏa lấp được hình bóng của người đàn chị Bùi Thị Nhung. Duy chỉ có một điều đáng tiếc là Vân Anh chỉ còn thiếu có 2cm để đạt chuẩn tham dự Thế vận hội tại London vào năm 2012.
Còn ở nội dung chạy 800m nam, chàng trai trẻ Dương Văn Thái đã lên ngôi vô địch Đông Nam Á khi mới chỉ ở độ tuổi 19. Không chỉ vậy, thành tích 1 phút 49 giây 42 của anh đã xô đổ kỷ lục quốc gia là 1 phút 49 giây 81 do người đàn anh Lê Văn Dương lập nên vào năm 2004.
Điền kinh trở thành mỏ vàng của thể thao Việt Nam
Điền kinh Việt Nam cũng để lại ấn tượng với hình ảnh có lẽ là xúc động nhất của Đoàn thể thao chúng ta tại Seagame 26, đó là màn trình diễn của nữ vận động viên Nguyễn Thị Phương vào ngày 12/11 trong nội dung 3.000m vượt rào. Vào cuộc với tư thế ứng cử viên số 1 do trước đó từng giành được tấm huy chương vàng tại Á vận hội, nhưng mọi chuyện diễn ra không như chúng ta mong muốn. Cô đã thi đấu rất tốt và liên tục dẫn đầu trong suốt 2.500m đầu tiên nhưng lại gục ngã cách vạch đích chỉ 2m trong cơn mưa lạnh ở Palembang. Tưởng chừng Phương không thể nào đứng lên được nữa thì điều bất ngờ xúc động đã xảy ra. Cô vẫn cố gắng nhoài được người về phía vạch đích và chạm được tay để giành tấm huy chương bạc. Ngay sau đó, các nhân viên y tế đã phải chạy tới để chăm sóc cho cô gái có ý chí thép này. Tuy có những cảm xúc tiếc nuối vì để vuột mất tấm huy chương vàng nhưng hình ảnh này đã lay động trái tim của biết bao người hâm mộ nơi quê nhà. Tuy màu bạc nhưng tấm huy chương này còn quý hơn vàng!
Hình ảnh xúc động về phần thi đấu của vận động viên Nguyễn Thị Phương
Môn Vật Việt Nam gặp nhiều thử thách
Bất chấp việc bị các trọng tài xử ép, đội tuyển Vật Việt Nam vẫn thể hiện được sự vượt trội tuyệt đối của mình so với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. Trên tổng số 13 bộ huy chương thì đội tuyển vật Việt Nam đã xuất sắc lọt vào 13 trận chung kết và giành được 8 huy chương vàng cùng 5 huy chương bạc. Đây là thành tích hết sức ấn tượng khi chỉ tiêu của chúng ta đặt ra cho môn vật trước khi lên đường dự SEA Games chỉ là 5 huy chương vàng.
Tuy nhiên, cũng có những điều đáng tiếc, khi nếu trọng tài không xử ép các vận động viên vật của Việt Nam thì thành tích có thể còn cao hơn nữa. Tuy gặp bất lợi từ phía các trọng tài, hai đô vật Bùi Tuấn Anh và Cấn Tất Dự vẫn giành được chiến thắng trước các đô vật của nước chủ nhà nhờ đẳng cấp vượt trội của mình. Còn nữ đô vật Lương Thị Quyên dù thi đấu tốt hơn hẳn đối thủ của Indonesia nhưng vẫn bị xử thua. Hay như trước đó, đô vật Trần Văn Tường cũng thi đấu tốt hơn hẳn đối thủ người Philippines ở hạng cân 66kg nhưng cũng phải chịu thất bại.
Vượt qua những khó khăn và thử thách, vật Việt Nam đã đứng nhất toàn đoàn và trở thành môn thể thao mang lại huy chương vàng nhiều thứ ba cho chúng ta (sau môn thể dục dụng cụ và điền kinh).
Đội tuyển vật Việt Nam bị trọng tài xử ép rất nhiều
Kình ngư Hoàng Quý Phước làm nên lịch sử
Bằng phong độ và ý chí thi đấu tuyệt vời, vào tối ngày 13/11, kình ngư trẻ Hoàng Quý Phước đã mang về cho bơi lội Việt Nam tại seagame 26 tấm huy chương vàng mang tính lịch sử ở nội dung 100m bơi bướm. Anh đạt được thành tích là 53 giây 07, mức thành tích đủ đạt chuẩn B để dự Thế vận hội 2012 tổ chức tại London.
Chỉ 3 ngày sau, vận động viên Hoàng Quý Phước lại viết nên trang sử mới cho bơi lội Việt Nam. Với thành tích là 50 giây 79 ở nội dung 100m tự do, anh đã mang về cho bơi lội Việt Nam tấm huy chương vàng đầu tiên ở nội dung này kể từ khi Đại hội thể thao Đông Nam Á đổi tên từ SEAP Games thành SEA Games.
Kình ngư trẻ Hoàng Quý Phước đã làm nên lịch sử
Đấu kiếm lập đại công
Trước khi lên đường tới SEA Games, đoàn thể thao Việt Nam đã đặt ra mục tiêu là giành được 70 huy chương vàng. Chính đội tuyển đấu kiếm của chúng ta là những người đã hoàn thành mục tiêu đó, khi mang về tấm huy chương vàng thứ 70 cho đoàn thể thao Việt Nam tại seagame 26.
Không chỉ vậy, trong kỳ Đại hội lần này, đội tuyển đấu kiếm đã có được kết quả ấn tượng nhất kể từ khi bắt đầu tham dự SEA Games. Nhờ ưu thế tuyệt đối trong các nội dung kiếm liễu nữ, kiếm 3 cạnh nữ và kiếm chém nữ, họ đã mang về tổng cộng là 5 huy chương vàng, đứng vị trí số một toàn đoàn, trong đó có trọn bộ huy chương vàng cả cá nhân lẫn đồng đội ở nội dung kiếm liễu nữ và kiếm 3 cạnh nữ.
Đấu kiếm mang về 5 huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam
Bắn súng mang về 7 HCV
Bắn súng cũng là một trong những bộ môn mang về cho Đoàn thể thao Việt Nam nhiều huy chương vàng nhất, với 7 tấm huy chương vàng. Trong số các vận động viên của đội tuyển bắn súng, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh là người thể hiện phong độ ấn tượng nhất với hai tấm huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn ổ quay.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã thi đấu rất ấn tượng
Karate vượt khó hoàn thành nhiệm vụ
Đội tuyển karate Việt Nam lên đường tham dự SEA Games 26 với rất nhiều khó khăn về lực lượng. Họ không có được những võ sĩ chủ lực vì lý do chấn thương hoặc đã nghỉ thi đấu, như Hải Yến, Ngọc Thành (nội dung kumite) hay Hoàng Ngân (nội dung kata). Tuy vậy, các võ sĩ của chúng ta vẫn nỗ lực thi đấu hết mình và hoàn thành được nhiệm vụ đã đề ra, với thành tích là 3 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.
Karate Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra
Cũng giống như với môn vật, công tác trọng tài của nước chủ nhà Indonesia vẫn tiếp tục có vấn đề. Chính vì lý do trọng tài thiên vị hay xử ép mà hai cường quốc về karate trong khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Malaysia đều thi đấu không thành công trong kỳ SEA Games này. Thành tích giành được 3 tấm huy chương vàng xứng đáng được coi là nỗ lực vượt bậc và nhận được những lời khen ngợi
Pencak Silat xuất sắc đạt chỉ tiêu, chói sáng ngay tại Indonesia
Các võ sĩ Pencak Silat của Việt Nam đã có một kỳ SEA Games vô cùng xuất sắc ngay trên quê hương của môn võ này. Nước chủ nhà Indonesia nhờ khai sinh ra Pencak Silat đã dễ dàng thâu tóm trọn bộ huy chương trong các nội dung biểu diễn. Tuy nhiên, ở nội dung đối kháng, các võ sĩ của Việt Nam đã thi đấu cực kỳ nổi bật trong các trận Chung kết, trong đó có nhiều trận đấu gặp đúng các vận động viên của chủ nhà Indonesia được trọng tài ưu ái và khán giả cuồng nhiệt ủng hộ. Sự xuất sắc đã giúp các võ sĩ Pencak Silat của chúng ta giành được 6 huy chương vàng, gấp đôi so với chỉ tiêu đã đề ra.
Đội tuyển Pencak Silat Việt Nam tỏa sáng ngay trên quê hương của môn võ này
Chiến tích tuyệt vời như rowing
Đội tuyển rowing của Việt Nam đặt ra chỉ tiêu là 2 huy chương vàng trước khi lên đường sang Indonesia. Tuy nhiên, chỉ trong buổi sáng của ngày thi đấu đầu tiên, các vận động viên rowing của chúng ta đã hoàn thành ngay chỉ tiêu đề ra, khi xuất sắc giành 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc. Bước sang ngày thi đấu thứ hai, họ tiếp tục giành được thêm một tấm huy chương vàng nữa, khép lại seagame 26 với thành tích 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Thành tích này càng đáng khen ngợi hơn khi do điều kiện kinh phí không dư dả nên đội tuyển rowing chỉ được làm quen với địa điểm thi đấu môn rowing tại SEA Games 26 là hồ Cipule có 2 ngày trước khi bắt đầu thi đấu.
Đội tuyển rowing đã xuất sắc lập nên chiến tích tuyệt vời
Futsal nam, nữ xuất sắc vào chung kết
Với mục tiêu đề ra trước khi lên đường tới seagame 26 là lọt vào Chung kết, đội tuyển futsal nam và nữ của chúng ta đã nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu. Thất bại là điều đã được dự báo trước khi với trình độ đã vượt ra khỏi tầm khu vực từ rất lâu, đội tuyển futsal nam và nữ của Thái Lan đã dễ dàng đánh bại chúng ta. Tuy phải chịu thất bại (đội tuyển futsal nam Việt Nam thua 3-8 còn đội tuyển futsal nữ Việt Nam thua 2-4) nhưng sự cố gắng của các cầu thủ của chúng ta là rất đáng được ghi nhận.
Futsal Việt Nam đã có những nỗ lực đáng khen ngợi
Cử tạ mang lại nhiều bất ngờ
Vào ngày 18/11, vận động viên cử tạ Trần Lê Quốc Toàn ở hạng cân 56kg đã khiến cho cả nhà thi đấu như nghẹt thở khi chinh phục thành công mức cử 155kg, đạt tổng cử 280 kg để mang về tấm huy chương vàng cho cử tạ Việt Nam.
Vận động viên Trần Lê Quốc Toàn đã mang về tấm huy chương vàng cho cử tạ Việt Nam
Nỗi thất vọng mang tên U23 Quốc gia tại SEA Games 26
Dù các cô gái của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã xuất sắc giành huy chương vàng trong kỳ SEA Games trước nhưng cơ hội lần này lại không dành cho chúng ta. Vì lý do không đủ sân vận động để tổ chức các trận đấu nên nước chủ nhà Indonesia không đưa bóng đá nữ vào nội dung thi đấu của sea games 2011.
Trọng trách giành huy chương được đặt lên vai các chàng trai của đội tuyển bóng đá nam, nhưng kỳ vọng của người hâm mộ chỉ còn là nỗi thất vọng nặng nề. Được rơi vào một bảng đấu khá dễ dàng với sự góp mặt của các đội tuyển Myanmar, Đông Timor, Lào, Brunei và Philippines. U23 Việt Nam đã dẫn đầu bảng đấu nhờ hơn Myanmar về hiệu số bàn thắng bại.
Bước vào trận Bán kết với đội chủ nhà Indonesia, chúng ta đã nhận thất bại 0-2 với hai bàn thắng đều được ghi ở hiệp 2. Còn đáng thất vọng hơn khi cuối cùng, bóng đá Việt Nam cũng không thể có nổi tấm huy chương đồng. Gặp lại đối thủ cùng bảng là Myanmar (đối thủ đã hòa Việt Nam 0-0 tại vòng bảng), chúng ta đã bất ngờ thua đậm với tỷ số 1-4.
Thất bại của U23 Việt Nam trước đội chủ nhà Indonesia ở trận Bán kết
Trên đây là bảng tổng sắp huy chương Seagame 26 và toàn cảnh kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á cùng thành tích của đoàn thể thao Việt Nam. Một kỳ Đại hội không thành công đối với bóng đá nhưng khá tuyệt vời với các môn thể thao khác. Hãy tiếp tục theo dõi Danhgianhacai.com để có được cái nhìn toàn diện hơn về thể thao. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện của những bạn độc giả, Danhgianhacai đã tổng hợp những bài viết về chủ đề bóng đá vào chuyên mục Blog bóng đá, mời các bạn đón xem !