Dù kết thúc đã 3 năm nhưng SEA Games 29 – Đại hội thể thao Đông Nam Á 2017 vẫn luôn được nhiều người quan tâm bởi những kết quả và khoảnh khắc đáng nhớ. Bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp Bảng tổng sắp huy chương seagame 29 cùng những khoảnh khắc ấn tượng, nhật ký về Seagame 29, mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết sau đây của DanhGiaNhaCai.
- Điểm thi đấu Sea games phải treo bao nhiêu lá cờ? Sự thật thú vị về Seagames
- Khám phá thành tích đội tuyển Việt Nam tại kỳ Sea games 28!
- Bảng xếp hạng Seagame 30 – Nhật ký SEA Games 2019 (30th)
Nội dung
Bảng tổng sắp huy chương Seagame 29
Dưới đây là BXH huy chương Seagame 29, nước chủ nhà là *Malaysia*:
STT | Quốc gia | Vàng | Bạc | Đồng | Tổng Huy chương |
1 | Malaysia
*Nước chủ nhà* |
145 | 92 | 86 | 323 |
2 | Thái Lan | 72 | 86 | 88 | 246 |
3 | Việt Nam | 58 | 50 | 60 | 168 |
4 | Singapore | 57 | 58 | 73 | 188 |
5 | Indonesia | 38 | 63 | 90 | 191 |
6 | Philippines | 24 | 33 | 64 | 121 |
7 | Myanmar | 7 | 10 | 20 | 37 |
8 | Campuchia | 3 | 2 | 12 | 17 |
9 | Lào | 2 | 3 | 21 | 26 |
10 | Brunei | 0 | 5 | 9 | 14 |
11 | Đông Timor | 0 | 0 | 3 | 3 |
Tổng cộng | 406 | 402 | 526 | 1334 |
Tổng quan Đại hội thể thao Đông Nam Á 2017 – Sea games 29
Thành phố chủ nhà | Kuala Lumpur |
Quốc gia | Malaysia |
Khẩu hiệu | Cùng nhau tỏa sáng |
(tiếng Anh: Rising Together) | |
(tiếng Mã Lai: Bangkit Bersama) | |
Quốc gia tham dự | 11 |
Vận động viên tham dự | ≈4888 |
Các sự kiện | 404 |
Môn thể thao | 38 |
Lễ khai mạc | 19 tháng 8 |
Lễ bế mạc | 30 tháng 8 |
Tuyên bố khai mạc bởi | Vua Muhammad V |
Yang di-Pertuan Agong | |
Vận động viên tuyên thệ | Nauraj Singh Randhawa |
Điền kinh | |
Trọng tài tuyên thệ | Megat Zulkarnain Omardin |
Pencak silat | |
Thắp đuốc | Nur Dhabitah Sabri |
Nhảy cầu | |
Địa điểm chính | Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil |
Trang web | https://portalsemakan.com |
Seagame 29 tổ chức ở đâu?
Seagame 29 được tổ chức ở đâu? Đó là một điều mà mọi người đều quan tâm khi vừa có thông tin về Seagame. Seagame 29 diễn ra tại quốc gia Malaysia, đăng cai và bế mạc tại thủ đô Kuala Lumpur. Theo thống kê của nhiều trang web nước ngoài uy tín, Seagame 29 sẽ được tổ chức các môn với 5 cụm địa điểm:
- Kuala Lumpur Sport City (Bukit): môn bơi, cầu lông, bóng đá, điền kinh, Hockey…
- KLCC (Trung tâm Kuala Lumpur): môn Judo, Taekwondo, Karate, Billiards, Pencak…
- MiTEC (Trung tâm Thương mại và triển lãm Kuala Lumpur: môn thể dục, cử tạ, bóng bàn, Muay…
- Putrajaya: xe đạp đường trường, 3 môn phối hợp, bơi 10km…
- Selagor, Petaling Jaya: môn bắn cung, bắn súng, tennis…

Khẩu hiệu của Seagames 29
SEA Games 29 được tổ chứ đúng thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thế nên khẩu hiệu của đại hội SEA Game 29 là “Hòa bình – Hội nhập – Thịnh vượng”. Đây cũng chính là ước vọng chung của các quốc gia trong khu vực.
Chủ đề Seagame 29
“Cùng nhau tỏa sáng” (Rising Together)” chính là chủ đề của SEA Games 29. Ý nghĩa của khẩu hiệu đó chính là nổi bật tinh thần đoàn kết và thống nhất của các quốc gia trong Đông Nam Á.
Điểm đặc biệt đó chính là chương trình “Mỗi huy chương, một cây xanh”. Khi nhận huy chương, mỗi vận động viên sẽ nhận kèm 1 linh vật nhồi bông và một cây con trong giỏ.
Biểu tượng Seagame 29
Biểu tượng của Sea Game 29 chính là mặt trăng. Biểu tượng được thiết kế cách điệu với những đường sọc tinh tế kết hợp với màu sắc chắt lọc từ quốc kỳ của các nước Đông Nam Á.

Linh vật Seagame 29
Linh vật SEA Games 29 là chú hổ Mã Lai Rimau. Chú hổ này chính là sản phẩm được lựa chọn trong 174 tác phẩm dự thi tại cuộc thi biểu tượng Đại hội thể thao Đông Nam Á 2017.

Bài hát Sea Games 29
SEA Games 29 có tổng cộng 3 bài hát chính thức trong đó 1 bài hát được lấy làm ca khúc chủ đề chính xuyên suốt thời gian diễn ra lễ vận hội.
Mỗi bài hát đều ẩn sau đó là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Với bài hát khai mạc cho thế vận hội, ca khúc có tên gọi là Rising Together – Cùng nhau tỏa sáng cũng là ca khúc chủ đề chính được nữ ca sĩ Dayang Nurfaizah, nhạc sĩ Ramli MS viết trên ý tưởng, cảm hứng từ rất nhiều câu chuyện khác nhau của người dân Malaysia mà họ nhận được thông qua mạnh xã hội. Vào 19h ngày 19/8, ca khúc chính thức được cất lên trong Lễ khai mạc Sea Games 29.
Bạn không chỉ là người yêu thích bộ môn thể thao vua mà còn ham muốn tìm hiểu những kiến thức bóng đá thú vị, click để khám phá ngay các bài viết hấp dẫn về chủ đề bóng đá của Danhgianhacai, tham khảo thêm.
Ca khúc Rising Together – Cùng nhau tỏa sáng
Bài hát chính thức thứ 2 của Seagames 29 có tên gọi Tunjuk Belang (“belang” nghĩa là các được sọc biểu tượng cho đại hội) được thể hiện bởi ca sĩ/nhạc sĩ rock monoloQue, Lan và maliQue. Bài hát mang ý nghĩa muốn “Thể hiện cá tính” thông qua cả những giai điệu hiện đại lẫn truyền thống của Malaysia. mang những giai điệu truyền thống lẫn hiện đại.
Ca khúc Tunjuk Belang
Bài hát chính thức thứ 3, bài cuối cùng có tên là Tangan Tangan Yang Menjulang – Những cánh tay. Bài hát này đã được giới thiệu từ ngày 13/7/2017 trong một buổi ra mắt trò chơi di động do ca sĩ Mia Palencia thể hiện. Sau đó, nó được dùng làm nhạc nền và thường xuyên lồng ghép vào các video giới thiệu SEA Games 29 mang tên “Một đất nước trở thành một nhà vô địch”.
Ca khúc Tangan Tangan Yang Menjulang
Các môn thi đấu Seagame 29
SEA Games 29 có số lượng các môn thi đấu lên tới 38 môn với 404 nội dung khác nhau. Những môn này bao gồm:
STT | Môn thi | STT | Môn thi |
1 | Thể thao dưới nước | 20 | Karate |
2 | Đua xe đạp | 21 | Bowling trên có |
3 | Bắn cung | 22 | Muay Thái |
4 | Điền kinh | 23 | Bóng lưới |
5 | Cầu lông | 24 | Pencak Silat |
6 | Bóng rổ | 25 | Bi sắt |
7 | Billiards | 26 | Bóng bầu dục 7 người |
8 | Bowling | 27 | Thuyền buồm |
9 | Quyền Anh | 28 | Cầu mây |
10 | Cricket | 29 | Bắn súng |
11 | Đua xe đạp | 30 | Bóng quần |
12 | Cưỡi ngựa | 31 | Bóng bàn |
13 | Đấu kiếm | 32 | Taekwondo |
14 | Bóng đá | 33 | Quần vợt |
15 | Golf | 34 | Ba môn phối hợp |
16 | Thể dục dụng cụ | 35 | Bóng chuyền |
17 | Khúc côn cầu | 36 | Lướt ván nước |
18 | Trượt băng nghệ thuật | 37 | Cử tạ |
19 | Judo | 38 | Wushu |
Những tai tiếng của nước chủ nhà Malaysia tại SEA Games 29
Câu chuyện nước chủ nhà thì được thiên vị dường như năm nào cũng xảy ra. Kì Sea Games 29 tại Malaysia cũng như vậy, đã có không ít tình huống tranh cãi xảy ra từ những quyết định của trọng tài và cả những tình huống “vô lý hết sức, dở khóc dở cười”.
Chạy bộ ở môn…đi bộ
Vào chiều ngày 23/8, thời điểm diễn ra thi đấu ở bộ môn đi bộ 10km nữ, VĐV Phan Thị Bích Hà của chúng ta đã phải bật khóc vì để tuột mất chiếc HCV về tay vận động viên Elena Yin (Malaysia) vì nữ VĐV này đã chạy về đích chứ không còn là đi bộ nữa. Tuy nhiên trọng tài coi như “không nhìn thấy gì”, chúng ta đã không khiếu nại được vì thiếu camera ghi hình quá trình. Một cách thi đấu không hề fairplay chút nào từ cả Elena Yin và tổ trọng tài.
Đua xe đạp đi đường tắt
Nếu như bạn nghĩ rằng đường đua xe đạp đã được lên cung đường sẵn, không có cung đường nào ngoại lệ trong các cuộc thi thì hẳn bạn sẽ phải nghĩ lại. Trong bộ môn đua xe đạp tại Seagames 2017, đội xe của nước chủ nhà Malaysia đã đi đường tắt về đích trong nội dung đồng đội tính giờ. Trước khi cuộc thi diễn ra, Malaysia không hề được đánh giá cao cho tấm huy chương vàng đua 50km đồng đội tính giờ, Việt Nam và Thái Lan mới là 2 ứng cử viên hàng đầu. Tuy nhiên đến hết chặng, Malaysia được công bố là đội về nhất với thành tích 1 giờ 1 phút 37 giây, hơn đội giành HCB là Thái Lan 19 giây. Dù rất nghi ngờ Malaysia đi đường tắt nhưng vì không có camera giám sát nên các đội khác không thể thực hiện khiếu nại.
Trọng tài xử ép ở môn Cầu mây nữ
Thêm một tình huống “không đẹp” làm không đúng chuyên môn của tổ trọng tài trong ngày diễn ra nội dung thi đấu cầu mây nữ. Vào ngày 20/8, trận cầu mây nữ giữa 2 đội Indonesia và Malaysia diễn ra, ở tình huống phát cầu, trọng tài xử phạt Indonesia vì cho rằng đội này mắc lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên cả Ban huấn luyện và các cầu thủ thi đấu của Indonesia đều không đồng tình và lao vào sân phản đối. chung cuộc Indonesia vẫn phải chấp nhận xử thua 0-2. Sau đó họ đã bỏ thi đấu như một cách chống lại sự bất công trong thi đấu.
Kiểm tra doping lúc nửa đêm
Việt Nam là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch nội dung chạy 5000m nam mà vận động viên Nguyễn Văn Lai sẽ tham gia thi đấu. Vì vậy mà Ban tổ chức nước chủ nhà đã nghĩ ra cách kiểm tra dopping vào đêm muộn. Sau khi Nguyễn Văn Lai đã thi đấu ở nội dung 10.000m nam, anh phải ở lại để làm thêm các xét nghiệm doping đến đêm mới được nghỉ ngơi, tuy nhiên anh đã bị mất ngủ và mệt mỏi cả ngày hôm đó khiến phong độ giảm sút rất nhiều.
“Chia đôi” huy chương vàng
Trong vòng chung kết nhảy cao nữ trong môn điền kinh vào chiều 24/8, vận động viên Dương Thị Việt Anh của chúng ta xuất sắc đạt thành tích 1.83m, bằng mức của VĐV Michelle Suat Li (Singapore) và Yap Sean Yee (Malaysia). Đại diện của Việt Nam và Suat Li sau đó chính thức giành vé vào vòng tranh HCV. Kết quả thi đấu cuối cùng, chiến thắng gọi tên Dương Thị Việt Anh. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy đến ngay sau đó, tổ trọng tài thông báo không công nhận kết quả của vòng thi play-off đấy khiến VĐV của Việt Nam và Singapore phải chấp nhận “mỗi người một nửa” HCV.
Trao 2 HCV cho cùng một nội dung
Có thể khắt khe, quyết tìm cách không trao HCV cho các đội thi đấu khác nhưng Ban tổ chức nước bạn lại cực “hào phóng” khi trao đến tận 2 HCV cho đội mình. Khi thi đấu Ngựa tay quay của môn Thể dục dụng cụ, chủ nhà Malaysia trao 2 HCV cho cả 2 VĐV chủ nhà là Tan Fu Jie và Loo Phay Xing.
CĐV Malaysia tấn công các CĐV đội khách
Cổ động viên Malaysia nổi tiếng quá khích, họ đã từng tấn công CĐV Việt Nam trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014. Một lần nữa cổ đông viên nước này tự làm xấu hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế khi tấn công CĐV Myanmar ở vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games 29. Tối ngày 21/8, sau trận bóng giữa Myanmar – Malaysia, cuộc ẩu đả xảy ra dẫn tới hậu quả một CĐV Myanmar phải nhập viện với 1 bên má sưng vù.
In nhầm quốc kỳ của Indonesia trong sổ lưu niệm
Nước chủ nhà Malaysia đã gặp sự cố hy hữu khi in ngược hình lá quốc kỳ Indonesia trên sổ lưu niệm. Tình huống này đã khiến Bộ trưởng bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia – Khairy Jamaluddin phải lên tiếng xin lỗi Indonesia.
Ký ức khó quên tại Seagame 29 của Đoàn Thể thao Việt Nam
Mỗi kì thế vận hội đến, người hâm mộ thể thao Việt Nam đều trải qua đủ những cung bậc cảm xúc từ vỡ òa sung sướng đến thất vọng tột cùng. Đã có biết bao nhiêu kỉ lục được thiết lập từ những nỗ lực hết mình của các vận động viên thì cũng có bấy nhiêu cố gắng nhưng kết quả chưa giống với mong đợi. Cùng Đánh Giá Nhà Cái khám phá nhật ký Seagame 29, điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.
Kình ngư Việt Nam bứt phá kỷ lục tại Sea Games 29
Nguyễn Thị Ánh Viên, nữ vận động viên bơi lội số 1 Việt Nam đã mang về rất nhiều HCV tại thế vận hội lần này. Thất bại đầy tiếc nuối ngay chính tại nội dung bơi bướm 200m sở trường ngày mở màn. Tuy nhiên, Ánh Viên lập tức lấy lại phong độ, liên tiếp giành được 8 HCV, phá 3 kỷ lục SEA Games. Cô cũng được ghi nhận là người giành được HCV nhiều nhất tại Seagames 29.
Bên cạnh Ánh Viên, Việt Nam còn sở hữu nhiều kinh ngư trẻ, tài năng khác như Nguyễn Hữu Kim Sơn. Lần đầu tiên tham gia Seagames và mới 15 tuổi nhưng Sơn đã giành HCĐ ở nội dung 400 m tự do và HCV ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân nam, thiết lập kỷ lục mới (4 phút 22 giây 12). Kình ngư 17 tuổi – Huy Hoàng đạt HCV nội dung 1.500m, cũng phá kỷ lục SEA Games với 15 phút 20 giây 20.

Những khoảnh khắc vàng của Ánh Viên tại Sea Games 29
Sự thất bại của U22 Việt Nam tại Seagame 29
Tại Seagame 29, bóng đá nam gây nhiều thất vọng. Niềm tin của các cổ động viên cũng dần mất đi và họ chỉ trích các cầu thủ và huấn luyện viên. Điều này có đáng để mọi người quay lưng đi không?
Đội bóng nam đã khởi đầu với 3 trận vòng bảng thắng liên tiếp và có cơ hội nắm suất vào bán kết. Nhưng không may, đội tuyển Việt Nam lại dừng chân và thua cuộc bởi Thái Lan với tỉ số 3-0.
Sự thất bại của bóng đá nam Seagame 29
Giá như Hồ Tấn Tài dứt điểm thành công trận Indonesia, giá như Công Phượng đá thành công quả Penalty. Hoặc giá như Phí Minh Long và hàng phòng ngự không chủ quan thì kết quả có lẽ sẽ khác. Liệu những gì giá như thành hiện thực thì sao? Chúng ta có dám chắc vào trong sẽ thắng tiếp hay không? Khi mà thể lực của cầu thủ Việt Nam luôn được cho là yếu, sức tranh chấp bóng không cao.
Nếu như hỏi Seagame 29 tổ chức ở đâu? Câu trả lời là tại đất nước Malaysia có lẽ vẫn ám ảnh vào bóng đá Việt Nam khi thất bại nặng nề. Sau trận đấu này, HLV Hữu Thắng cũng đã từ chức và một số cầu thủ không còn nằm trong độ tuổi U22 không thể tham gia tiếp tục nữa. Tuy nhiên, vẫn có thể tin rằng, bóng đá seagame 29 sẽ là bài học đáng nhớ cho đội tuyển Việt Nam để mang lại những đột phá cho những kỳ Đại hội tới.

Bóng đá nữ SEA Games 29 giành HCV từ người Thái
Thành tích của bóng đá nam khiến người hâm mộ buồn lòng bấy nhiêu thì kết quả bóng đá nữ seagame 29 lại khiến chúng ta càng thêm tự hào gấp bội. Một lần nữa, tuyển bóng đá nữ khẳng định vị thế số 1 khu vực châu Á của mình. Trong trận chung kết gặp nước chủ nhà Malaysia, tổng cộng đội bàn vào lưới nhặt bóng đến 6 lần, chiến thắng ngọt ngào giúp HLV Mai Đức Chung và học trò chạm tay vào HCV. Đây chắc chắn là một trong những kí ức đẹp nhất trong nhật ký SeaGame 29.
Hành trình vô địch của bóng đá nữ Sea Games 29
Điền kinh thành công vang dội tại Sea Games 29
Nhắc đến điền kinh Việt Nam trong nhật ký Seagame 29 là mọi người sẽ nhớ tới những chiến thắng kỳ túc. Chúng ta là 1 trong những đội điền kinh ít ỏi có được thành tích thi đấu tốt đến thế. Điền kinh Việt Nam giành tổng cộng 17 HCV, vượt chỉ tiêu dự kiến ban đầu 5 HCV, nhiều gần gấp đôi số HCV mà Thái Lan đạt được. Khoảnh khắc đầy cảm xúc khi VĐV Nguyễn Thị Oanh (HCV) và Phạm Thị Huệ (HCB) đã hoàn toàn kiệt sức, dìu nhau đứng dậy sau khi về đích nội dung 5.000m nữ là hình ảnh khiến hàng triệu trái tim Việt Nam khâm phục, xúc động và nhớ mãi.
Tú Trinh khiến cả Đông Nam Á cúi đầu thán phục
Nối tiếp mạch chiến thắng, vận động viên Nguyễn Thị Huyền xuất sắc giành HCV, thiết lập kỷ lục mới tại nội dung 400m rào nữ với thời gian 56 giây 07. Cô tự phá kỷ lục của chính mình 2 năm trước đó. Lê Tú Chinh giành 2 HCV cá nhân 100m và 200m nữ, HCV tiếp sức đồng đội nữ 4×100 m.
Điền kinh Việt Nam chính thức hạ bệ người Thái tại Sea Games 2017
10 Khoảnh khắc tuyệt vời của Đoàn Việt Nam tại Seagame 29
Bảng tổng sắp huy chương Seagame 29 và Nhật ký tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 (29th) đã cho chúng ta thấy một sức mạnh thi đấu tuyệt vời của các vận động viên Việt Nam. Có thể đại hội này diễn ra với những “scandal” nhưng vẫn đảm bảo được những yếu tố thể thao. Vì thế mà Malaysia vẫn là một trong những nước tổ chức Seagame nhiều nhất, ngang với Thái Lan. Hy vọng những lần sau tổ chức thì Malaysia sẽ cải thiện và tạo niềm tin đối với bạn bè láng giềng. Và đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết về thể thao mới nhất, cập nhất nhanh nhất trên website Đánh Giá Nhà Cái nhé.